Mặc dù có rất nhiều loại cafe, những loại cà phê thông dụng và được biết đến rộng rãi nhất trong thế giới cà phê chỉ có 2 giống chính: Robusta và Arabica.
Cà phê Robusta chiếm khoảng 40% sản lượng cà phê trên thế giới. Giống như tên gọi của chúng, robust tức là mạnh, nhiều caffeine, hàm lượng cafein của cà phê Robusta khoảng 1.8 đến 3.5%. Cà phê Arabica thì ngược lại, hàm lượng caffeine khoảng 0.9 – 1.7%, thấp hơn cà phê Robusta và có nhiều hương thơm.
Hai dòng cà phê này đều đã có mặt từ lâu tại khắp các châu lục và được pha thành nhiều loại đồ uống với nhiều biến thể khác nhau. Với mỗi cách pha chế, mỗi hương vị mà người pha chế lựa chọn đều khiến mỗi loại cà phê trở nên đặc biệt theo những cách rất riêng, nhưng mùi vị đậm đà mà nhã nhặn đặc trưng của thứ thức uống này thì dù cách nào cũng không thể phai mờ đi được. Chính vì vậy, một ly cà phê có ngon hay không phụ thuộc vào loại cà phê dùng để pha nó có ngon hay không.
Ngày nay, khi nhận thức rõ những điều càng rực rỡ càng đơn giản, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu trả lại hương vị nguyên bản của cà phê, để cà phê giữ nguyên mùi vị và cả nét đẹp của nó.
Việt Nam, tuy nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới nhưng cà phê Việt Nam vẫn chưa du nhập nhiều công thức và phương pháp pha chế của phương Tây hiện đại. Cà phê tại Việt Nam vẫn giữ được nét mộc mạc từ những ly cà phê pha phin, và hiện đại hơn là pha máy, pha đá lạnh để tạo ra nhiều cách thưởng thức cà phê khác nhau.
- Phân biệt sự khác nhau của giống cà phê Arabica và Robusta
- Cà phê Arabica:
- Điều kiện địa lý: Hạt cà phê Arabica có hình dáng dài (elip), rãnh ở giữa hạt hay có hình lượn sóng. Thường được trồng tại vùng khí hậu ôn đới với nhiệt độ từ 15-25 độ C và có độ cao trên 1000m, độ ẩm vừa phải. nơi có khí hậu lạnh, chủ yếu trồng ở Brazil.
- Mùi vị: Hạt cà phê Arabica có mùi thơm rất quyến rũ. Vị chua nhưng không phải là vị chua axit trái cây mà là vị chua thanh, khi nuốt vào sẽ có vị đắng và kết cuối ngọt nhẹ nhẹ cuống họng. Đây là loại cà phê rất được yêu thích ở Châu Âu với các món đặc trưng như: Espresso, Cappuccino, Latte, …
- Hình dáng, màu sắc và tính chất: Quả cà phê Arabica có bầu dục, mỗi quả có hai nhân hạt cũng mang hình bầu dục, hạt to hơn hạt của cà phê Robusta. Một số quả bị biến dạng thì chỉ có một nhân hạt duy nhất. Thường thi khi rang cà phê Arabica và Robusta cùng nhiệt độ, màu của Arabica luôn có màu nhạt hơn, vì tính chất của hạt Arabica khá chắc chắn, độ nở kém vì thế hạt luôn ở trạng thái nhạt màu hơn Robusta.
- Cà phê Robusta:
- Điều kiện địa lý: Hạt cà phê Robusta nhỏ, hơi tròn và rãnh giữa thường có đường thẳng. Thường được trồng ở độ cao dưới 600m, khí hậu nhiệt đới từ 18 – 36 độ C. Do vậy nó có mặt ở nhiều nước hơn, Việt Nam chỉ trồng loại này và hiện đang là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
- Mùi vị: Hàm lượng caffeine trong hạt Robusta cao hơn Arabica rất nhiều nên vị của cà phê Robusta đắng hơn, nằm trong khoảng từ trung tính cho đến rất gắt. Khi ngửi cà phê Robusta chưa rang sẽ thấy mùi giống như đậu phộng tươi. Mùi cà phê Robusta sau khi rang chín sẽ thoang thoảng mùi đậm mạnh mùi chocolate cháy.
- HÌnh dáng, màu sắc và tính chất: Quả cà phê Robusta có hình tròn, mỗi nhân quả gồm hai hạt cà phê cũng hình tròn màu nâu vàng sáng. Robusta và Arabica khi rang cùng nhau ở cùng nhiệt độ, Robusta luôn có màu đậm hơn Arabica và to hơn một ít so với ban đầu rang xay do Robusta nở nhiều hơn và dễ vỡ hơn Arabica nhiều lần.
- Nhiệt độ và thời gian rang cà phê
Sau khi lựa chọn nguyên liệu cà phê ngon, rang cà phê sẽ là công đoạn tiếp theo ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị cũng như chất lượng của hạt cà phê.
Tùy thuộc vào loại cà phê, người rang cà phê phải hiểu về các loại cà phê, ngửi được mùi cà phê và xác định được màu sắc của cà phê khi rang. Đồng thời, người rang cà phê cũng cần biết điều chỉnh thời gian, nhiệt độ rang phù hợp với từng loại cà phê.
Thông thường, nhiệt độ rang cà phê từ 180 đến 250 độ trong khoảng thời gian 18 đến 25 phút. Khi nhiệt độ rang đạt từ 230 đến 250 độ C sẽ tạo màu và tạo hương thơm đặc trưng cho từng loại cà phê. Để giữ được mùi hương của cà phê, sau khi rang xong, cần phải làm nguội thật nhanh.
Tùy thuộc vào khả năng, cảm nhận và kinh nghiệm của từng người rang, mà cà phê sẽ có mùi và hương vị khác nhau.
- Pha chế cà phê
Pha cafe thoạt nhìn có vẻ rất đơn giản, nhưng sự thật không phải như vậy. Pha cafe không đơn thuần là cho cafe và đổ nước vào phin là xong mà quan trọng là định mức nguyên liệu khi bạn sử dụng pha chế nó. Nếu không có kinh nghiệm trong pha chế, dù có lựa chọn nguyên liệu tốt và rang cà phê chuẩn cũng không thể tạo ra một ly cà phê thơm ngon chuẩn vị.
Nước khi pha cà phê phải là nước sôi khoảng 90 đến 95 độ, nếu nhiệt độ cao hơn sẽ bay hơi nhanh và phá vỡ các tinh dầu thơm. Khi pha cà phê, người pha cà phê cũng phải lưu ý tỷ lệ cà phê để tạo ra những tác dụng riêng, hương vị riêng, giúp người uống cảm nhận được toàn bộ vị thanh nhẹ, mộc mạc của loại thức uống này.
Còn khi pha café, nước là loại ít can-xi nhưng chỉ đun đến khi thấy sủi tăm (khoảng 90-95 độ là tốt nhất, vì nhiệt độ cao sẽ làm bay hơi nhanh và phá vỡ các tinh dầu thơm). Độ mịn của café cũng quan trọng nhưng tuỳ theo loại mà sẽ có yêu cầu khác nhau. Khi pha, người ta thường pha chế theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra “hiệu quả” khác nhau, việc đánh giá cũng thay đổi theo từng người do tác dụng kích thích của café lên mỗi người là không giống nhau. Uống vài cốc café sẽ có tác dụng tốt, nhưng chỉ cần 10g cafein cũng có thể gây chết người rồi. Uống café thì dùng thìa cũng được, cái chính là thời gian để café lưu trên lưỡi đủ để toàn bộ lưỡi cảm nhận được, còn không, thì trước khi uống, phải cho đầu lưỡi vào cốc, rồi sau đó mới uống từng ngụm nhỏ.
Pha chế cà phê không chỉ dựa trên công thức mà ẩn chứa trong đó là cả một nghệ thuật với sự yêu thích, hiểu biết và đam mê về cà phê. Không một ly cà phê ngon nào được tạo ra một cách dễ dàng, đó là sự phối hợp hoàn hảo giữa tất cả các công đoạn, giúp cà phê trở thành loại thức uống trường tồn với thời gian.