Những ngày này trên các diễn đàn về đồ uống rất nhiều chủ quán đang sang nhượng quán, hoặc lao đao về dịch. Có thể nói lần thứ 2 dịch quay trở lại như đánh thêm đòn trí mạng vào nhiều các nhà đầu tư.

 

Khác với đợt dịch trước, đợt dịch lần 2 trở lại mạnh và nguy cơ bùng phát nhanh hơn nhiều. Nhưng song song với đó người dân cũng tự ý thức được độ nguy hiểm của dịch nên cẩn trọng hơn. Chính điều này dẫn đến việc nhiều người ít ra đường hơn, mua bán cũng hạn chế, nhiều cửa hàng còn ý thức đóng cửa ngay khi có yêu cầu từ chính phủ hoặc địa phương. Nhưng song song với đó là rất nhiều điều nhà đầu tư phải đau đầu để tìm giải pháp như: Doanh thu thấp, chi phí vận hành, mặt bằng, lương cho nhân viên cao khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu” tìm cách tháo gỡ khó khăn.

Trên các con đường bạn cũng không khó để thấy các cửa hàng treo biển sang nhượng, hoặc cho thuê mặt bằng. Không chỉ các cửa hàng về đồ ăn, đồ uống mà cả khách sạn hay những công ty du lịch cũng đang loay hoay trong khó khăn bởi dịch.

 

Để giải pháp cho vấn đề này nhiều cửa hàng đã chuyển sang bán đồ mang đi, kết hợp với các kênh đặt hàng công nghệ như Go-food, Grab – food… để chống chọi đi qua mùa dịch.

Ông Võ Duy Phú – Giám đốc thương mại và marketing của The Coffee House chia sẻ về tình hình kinh doanh mùa dịch: “Doanh thu của The Coffee House sụt giảm khoảng 10%, mức giảm này tương đối thấp nhờ dịch vụ đặt hàng qua app và giao hàng tận nơi tăng lên.”

Hiện nay, người dân đa số làm việc tại nhà, rất ít khi ra đường nhưng nhu cầu uống cà phê, trà sữa, nước ép… để lấy tinh thần làm việc và bổ sung năng lượng, dinh dưỡng vẫn duy trì mức ổn định, thậm chí còn tăng cao hơn. Theo chia sẻ của chị Mai Chi – người bán đồ ăn vặt online (trà sữa, sandwich, spaghetti…): “không thể phủ nhận là lượng khách của mình trong đợt này có tăng lên. Vì nhiều quán trà sữa đóng cửa nên khách chuyển sang đặt của mình nhiều hơn. Có những hôm, khách hàng sẵn sàng trả tiền ship 50.000đ cho một cốc trà sữa vào tối muộn, tức là cao gấp 1.5 lần so với tiền một cốc trà sữa của quán. Tuy nhiên, đối với họ thì đó không thành vấn đề.”

Vậy trong thời gian chờ dịch qua cửa hàng cần làm gì?

Đến hiện tại các cửa hàng đều trong tình trạng duy trì, hoặc tranh thủ sửa sang, chuẩn bị để qua dịch trở lại đón khách.

Cửa hàng tập trung vào chất lượng đồ uống, chất lượng dịch vụ để có thể làm hài lòng khách hàng nhất.

Linh hoạt trong hướng kinh doanh để hợp với tình hình thực tế thị trường.

Doanh nghiệp biết tận dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại và tiếp nhận xu hướng kinh doanh kiểu mới. Thay vì chỉ kinh doanh độc lập như trước đây, để vượt qua khó khăn hiện tại và “giảm đau kinh tế”, các doanh nghiệp đã liên kết với những nền tảng kinh doanh online, những đơn vị giao hàng tận nhà như: Go Viet, Grab Food, Baemin, Now…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *